Thursday 30 April 2020


Tuổi thiếu niên là ở vào thời kỳ sinh trưởng, phát dục; sự trao đổi chất mạnh mẽ, cho nên nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao.
Trong thời kỳ này, nếu dinh dưỡng không đầy đủ hoặc sai cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng, phát dục, giảm hoạt động chức năng, giảm kháng thể, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và sẽ ảnh hưởng lâu dài cho tới tuổi trưởng thành. Dinh dưỡng đầy đủ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát dục, tăng cường sức khoẻ.
Việc tập luyện thể dục thể thao vào thời kì này sẽ giúp cho sự phát triển về thể chất, tuy nhiên thiếu niên tham gia tập luyện thể dục thể thao cần xem trọng sự dinh dưỡng; bởi vì tập luyện sẽ gia tăng tiêu hao năng lượng, do vậy cần phải tăng thêm chế độ dinh dưỡng.

1. Ðặc điểm nhu cầu dinh dưỡng
Năng lượng tiêu hao ở tuổi thiếu niên gồm ba mặt: ngoài năng lượng trao đổi cơ sở, năng lượng hoạt động và nhiệt năng đặc thù thức ăn, còn có phần năng lượng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát dục.
Tỉ lệ phần trăm năng lượng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát dục đối với các lứa tuổi có những đặc điểm khác nhau:
- Tuổi 7-12 là 10%;
- Tuổi 13-17 là 13-15%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì: 7-9 tuổi cần 78kcal/ngày/kg; 10-12 tuổi cần 66kcal/ngày/kg.
Đối với nhóm tham gia tập luyện thể dục thể thao thì tuỳ theo nhu cầu thực tế mà tăng thêm.

2. Protein
Trong quá trình sinh trưởng và phát dục, hàm lượng protein của tổ chức cơ thể dần dần tăng lên. Nhu cầu tiêu chuẩn đối với protein theo các nhà khoa học là:
-3-5 tuổi: 40g/ngày;
-5-7 tuổi: 50g/ngày;
-7-10 tuổi: 60g/ngày;
-10-12 tuổi: 70g/ngày;
-13 tuổi: 80g/ngày;
-16 tuổi (nam): 90g/ngày;
-16 tuổi (nữ):80g/ngày.
Và cần cung cấp các loại protit có chất lượng tốt.


3. Vitamin và muối khoáng
Tốc độ sinh trưởng và phát dục ở tuổi thiếu mền rất nhanh, sự trao đổi chất mạnh mẽ, nhu cầu vitamin và muối khoáng tương đối cao, đa số các lượng và các loại gần bằng người lớn, thậm
chí có loại còn cao hơn người lớn.
Trong đó vitamin A, B, C có ý nghĩa quan trọng. Những loại vitamin này thường hay thiếu trong thức ăn, cần chú ý bổ sung. Nhu cầu muối natri của trẻ em từ 3 tuổi trở lên cao hơn người lớn hai lần.

4. Nước
Do tốc độ tăng trưởng nhanh nên các tổ chức tế bào cần tăng thành phần nước. Ðồng thời do sự trao đổi chất xảy ra mạnh mẽ, các thành phần nước thải ra nhiều, do vậy nhu cầu nước càng cao. Do hệ thần kinh, hệ nội tiết và các hệ thống khác của cơ thể thiếu niên chưa hoàn thiện, chức năng điều tiết và bù đắp đều còn kém nên sự thiếu nước có thể sẽ rất nguy hiểm. Cần chú ý cung cấp nước đầy đủ, nhất là đối với “vận động viên” nhỏ tuổi.

5. Yêu cầu thực phẩm
Chức năng tiêu hoá của cơ thể thiếu mến kém hơn người lớn, do vậy thức ăn phải là loại dễ tiêu.
Kho dự trữ đường ở gan tương đối ít, đồng thời hiệu suất trao đổi năng lượng cao, là loại hiếu động nên năng lượng tiêu hao lớn, dễ đói, mỗi ngày ăn ba lần chưa đủ, do vậy giữa hai bữa ăn chính cần có những bữa phụ. Thực phẩm dùng trong các bữa ăn cần phong phú về chủng loại và phải bảo đảm vệ sinh.
Cảm ơn bạn đã đọc tới đây. Nếu thấy bài viết hữu ích với bạn. Bạn có thể like và share nó để mọi người cùng thấy hữu ích.

0 nhận xét:

Post a Comment